Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II làm chính trị

225039_126906037387864_126902134054921_187071_7355006_n[1]

 

 

ĐỨC CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLỒ II
TRƯỚC  SỰ SỤP ĐỔ CỦA CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA.

Nhiều năm trước đây, sau khi Cộng Sản Liên Bang Sô Viết và Đông Âu sụp đổ trên mười mấy năm trước đó, chúng tôi có viết một bài liên quan đến ĐTC Gioan Phaolồ II, trong đó có người cho rằng Cộng Sản sụp đổ, nhờ có ĐTC Gioan Phaolồ II “làm chính trị”.

Để làm sáng tỏ vấn đề ĐTC thực sự như thế nào có “làm chính trị” hay “không làm chính trị”, trên cương vị của một nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi có trích lại đoạn phỏng vấn của hai ký giả Enzio Mauro và Paolo Mieli của tờ nhật báo La Stampa, một trong những nhật báo lớn nhứt nhì Ý Quốc như sau:

   – “Kính thưa Đức Thánh Cha, người ta đồn rằng Đức Thánh Cha làm chính trị, Đức Thánh Cha nghĩ sao?”.

   – “Tôi nghĩ rằng không thể hiểu chính trị theo nghĩa hẹp. Nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng là rao giảng Phúc Âm, nhưng trong Phúc Âm có con người. Sự tôn trọng đối với con người, tức là nhân quyền, tự do lương tâm và tất cả những gì thuộc về quyền sống xứng đáng của con người. Nếu tất cả những điều đó có một giá trị chính trị, thì đúng Đức Giáo Hoàng có làm chính trị. Nhưng Ngài luôn luôn đề cập đến con người, Đức Giáo Hoàng bênh vực con người” (Ezio Mauro e Paolo Mieli, “Giovanni Paolo II”, La Stampa 04.03.91, p.2).

Qua câu trả lời vừa kể, chúng ta thấy được ĐTC xác nhận phương thức “làm chính trị phải có” của ngài, cũng như của bất cứ một vị lãnh đạo tôn giáo ở cấp bậc nào, để “luôn luôn đề cập đến con người, Đức Giáo Hoàng bênh vực con người”.

Dĩ nhiên không phải chỉ có một mình ĐTC, một mình ngài ảnh hưởng  tác động phải có, như điều phải có của các vị lãnh đạo tôn giáo, làm cho Cộng Sản sụp đổ.

Nhiều nhân vật có kinh nghiệm trong chính trị cho rằng ảnh hưởng của ĐTC Gioan Phaolồ II đến việc sụp đổ của Công Sản chủ nghĩa chỉ là ảnh hưởng nhỏ nhặt, một phân nào đó, hay chỉ là ảnh hưởng phiến diện.

Điều đó, chúng ,tôi xin nhường lại cho các vị hiểu biết về chiến thuật, chiến lược, kinh tế, xã hội, ngoại giáo khai triển thêm chi tiết.

Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói đến ảnh hưởng của ĐTC Gioan Phaolồ II qua động tác không ngừng rao giảng khắp nơi sứ điệp Phúc Âm, tín lý công giáo của ngài, sức mạnh mà không gì có thể thắng được trong trái tim con người.

Sự góp phần của ĐTC Gioan Phaolồ II cho sự sụp đổ Cộng Sản chủ nghĩa được thể hiện qua các động tác và lời giảng dạy của ngài, cũng như chính vì ngài, một Vị Lãnh Đạo Tối Cao của Giáo Hội Công Giáo lại là người đồng hương với  Thánh Stanislawvới chủ tịch Cộng Đoàn Lao Động Solidarnosc và với Leck Walesa, cho thấy dầu cục đá có cứng đến đâu đi nữa, sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị đâm thủng và cũng cho thấy rằng Giáo Hội Công Giáo không cần dựa trên bao nhiêu sư đoàn để có thể chiến thắng trên sự ác, trên những gì ngược lại bản tính con người.

Và đây là câu nói của ĐTC Gioan Phaolồ II không lâu sau khi Cộng Sản ở Liên Bang Sô Viết sụp đổ:

   – “Chúng ta có thể nói rằng kinh nghiệm của giai đoạn vừa được kết thúc đã chứng minh ngược lại: tôn giáo và Giáo Hội đã tỏ ra là yếu tố giữa những yếu tố hữu hiệu nhứt để giải phóng con người một khỏi hệ thống  toàn trị hoàn toàn nô lệ hoá con người ” (ĐTC Gioan Phaolô II, Discorso per l’apertura dei lavori dell’Assemblea Speciale per l’Europa dei Sinodi dei Vescovi, 05.06.1990)

Đối với chủ thuyết Mác Xít và phương thức thực hành của người Cộng Sản, dĩ nhiên  ĐTC Gioan Phaolồ II không lên tiếng giảng dạy các chủ thuyết và các kỳ vọng giá trị mà thế giới Tây Âu ngưỡng mộ, trong đó

   – thế tục chủ nghĩa,

   – tự do xả láng chủ nghĩa (libertà sfenata),

   – tương đối chủ nghĩa

   – và được phép chủ nghĩa (permissivismo,  hay nề luân lý co giãn dây thung) đã tạo nên bóng tối lệch hình cho thế giới Kitô giáo.

Ngoài ra, mặc dầu ghi nhận những sai trái đã làm cho thế giới Cộng Sản chao đảo và sụp đổ ngoạn mục, ĐTC cũng đặc tâm lưu ý nói lên những nguy hiểm mà nhà thần học Michele Federico Sciacca gọi là “chủ thuyết tây âu” (occidentalismo) (Michele Federico Sicaccia, L’oscuramento dell’intelligenza, Marzorati, Milano 1970, II parte, 91ss), như những gì vừa kể.

ĐTC vẫn tiếp tục giảng dạy theo đường lối tín lý và mục vụ phận vụ giáo hoàng của ngài.

 

   1 – Trong buổi nói chuyện với Ngoại Giao Đoàn được Toà Thánh Vatican chấp nhận, ngày 13 tháng giêng năm 1990, ngài đã cảnh tỉnh các viên chức như sau:

   – “Varsavia, Moscou, Budapest, Berlin, Praga, Sofia và Bucarest, để chỉ đề cập đến các thủ đô, thực sự đã trở thành những chặn đường của cuộc hành hương lâu dài hướng về tự do. Chúng ta cần ngưỡng mộ đối với các dân tộc, mặc cho giá phải hy sinh bao la, họ đã can đảm bắt đầu cuộc hành trình nầy và ngưỡng mộ đối với các nhà chính trị có trách nhiệm đã tạo điều kiện thuận lợi cho ( …). Rất tiếc, quá thường xuyên nền dân chủ tây phương đã không biết dùng tự do đã đạt được trong quá khứ với các giá phải trả thật đau sót. Không thể thiếu cay đắng trách móc trước thái độ khiếm diện hữu ý, không màn gì đến luân lý siêu nhiên trong việc quản trị các xã hội “được gọi là phát triển”. Bên cạnh những phát triển rộng lớn về liên đới hỗ tương, bên cạnh lo âu thiết thực về thăng tiến công lý và một lo âu liên ủy về việc tôn trọng thực hữu các quyền con người, cần phải nhận thức được sự hiện hữu và lan tràn thái độ chống đối các giá trị, như chủ thuyết ích kỷ, tôn thờ tiền bạc như thần tượng, kỳ thi chủng tộc và chủ thuyết vật chất hoá thiết thực. Ước gì những người mới đến được tự do và dân chủ không bị làm cho thất vọng bởi những ai một cách nào đó là những đàn anh “bậc trưởng thượng”.    

   2 – Trong diễn từ của ngài trước Đại Hội Khoáng Đại Thánh Bộ Văn Hoá, ngày 12.01.1990, ĐTC Gioan Phaolồ II còn lưu ý:

   – “Môt vài bức tường đã sụp đổ. Một vài cửa biên giới đã được mở rộng (…). Một chủ thuyết cứu dộ trần thế đã đổ nát và trên thế giới đang nảy sinh ra lòng khao khát một niềm công lý mới (…). Tất cả đều đòi buộc phải có một nền văn minh mới đầy nhân bản, trong thời điểm hiện đại đặc ân mà chúng ta đang sống và niềm hy vọng bao la đó của nhân loại không thể bị lơ đãng bỏ rơi”.

Và ngài còn cảnh tỉnh:

   – “Không thiếu những rủi ro của ảo tưởng và thất vọng. Luân lý thế tục đã có kinh nghiệm về  những giới hạn của mình và khám phá  ra rằng con người bất lực trước những thí nghiệm khủng khiếp được thực hiện trên con người, bị coi như chỉ là những đồ vật đơn sơ của phòng thí nghiệm. Con người cảm thấy bị hăm doạ tận gốc rễ trước các đường lối chính trị tùy hỷ quyết định trên đời sống mình hay trên lúc nào mình phải chết, trong khi đó thì luật pháp của hệ thống kinh tế ảnh hưởng nặng nề trên đời sống gia đình mình. Khoa học thú nhân mình bất lực để trả lời cho những câu hỏi to lớn về đời sống, về tình yêu, đời sống xã hội và về cái chết. Và chính những người đặc trách Quốc Gia dường như cũng nghi ngại, không biết phải đi theo con đường nào để xây dựng thế giới hữu nghị và liên đới  tất cả mọi người đương thời chúng ta đang lớn tiếng đòi hỏi, trong quốc nội cũng như trên tầm mức địa lục”

Bởi đó, ngài kết luận:

   – “Chính phận vụ của người nam và người nữ có văn hoá phải suy tư đến tương lai nầy trong ánh sáng Kitô giáo mà họ đang ước vọng”.

   3 – Ở Bài Giảng trong Thánh Lễ cử hành tại thánh điện Velehrad, Chúa Nhật 22.04.1990, ĐTC chỉ dẫn:

   – “Đêm đã qua đi, ngày mới đã đến. Cuộc hành hương của Anh Chị Em hướng về tự do phải còn được tiếp tục. Anh Chị Em hãy bước đi như là con cái ánh sáng (Eph 5, 8). Nếu chỉ có tự do bên ngoài thôi, không có được cuộc giải thoát bên trong, tự do đó sẽ tạo nên hỗn loạn. Anh Chị em hãy ở lại trong tự do , mà vì tự do đó Chúa Kitô đã giải thoát Anh Chị Em (Gal 5, 1). Sự hiệp nhứt giữa tự do bên ngoài và tự do bên trong phải kiến tạo Âu Châu của ngày mai, nền văn minh tình thương và chân lý; và mối hiệp nhứt đó được đặt trên Chúa Kitô, viên đá góc tường. Anh Chị Em hãy tiếp tục bước đi hướng về tự do trọn hảo”. 

Bởi đó khuôn mẫu để đi theo không phải là khuôn mẫu của dân chủ hiện đại, được đặt nền tảng trên bất khả tri chủ nghĩa (agnosticisme) và trên tương đối chủ nghĩa (relativisme).

Giáo Hội Công Giáo luôn luôn tôn trọng tất cả các hình thức chính quyền, khi các chính quyền đó thực sự là chính quyền với đầy đủ ý nghĩa, nghĩa là khi họ tìm cách tạo được công ích, trong khi trái lại, Giáo Hội chưa bao giờ chấp nhận hình thức dân chủ tân tiến hiện đại (ĐTC Gioan Phaolô II, Il mio Evoluzione dêl concetto di democrăzia, in Quaderni di Cristianità, anno I, n.3. 1985, pp. 14-33).

Bởi vì nền dân chủ vừa kể không có gì hơn ngoài ra khuôn viên “tùy theo ý kiến”…..

    4 – Trong Thông Điệp Cenesimus annus, ĐTC Gioan Phaolô II xác định một cách minh bạch:

   – “Một nền dân chủ đích thực chỉ có thể có được trong một Quốc Gia pháp trị và dựa trên một quan niệm chính đáng về con người (…).

Ngày nay người ta có khuynh hướng xác nhận rằng bất khả tri chủ nghĩa và tương đối chủ nghĩa bi quan là triết lý và thái độ nền tảng đáp ứng lại các thể thức chính trị dân chủ, và có khuynh hướng xác nhân rằng bao nhiêu người xác tín mình biết được chân lý và chặt chẽ gắn chặt vào đó. Đó là những người không đáng tin cậy dưới nhãn quang dân chủ, bởi vì họ chỉ chấp nhận chân lý những gì được đa số đồng thuận chấp nhận hay có thể thay đổi tùy theo các đẳng cấp quân bình chính trị khác nhau. Về vấn đề vừa kể, cần lưu ý rằng,

   – nếu không có chân lý nào là chân lý tối thượng để hướng dẫn và định hướng động tác chính trị,

   – thì các ý kiến và các xác tính có thể dễ dàng bị lợi dụng cho mục đích quyền lực.

Một nền dân chủ không có các giá trị định chuẩn có thể dễ dàng trở thành thể chế toàn trị công khai hoặc giấu diếm mánh lới, như lịch sử chứng minh” ( CA, n. 46).  

(Để tránh cho bài viết quá dài, người viết xin tam bỏ qua các bài diễn văn  mà ĐTC gởi  các cộng đồng Kitô hữu Âu Châu về nền tảng căn nguyên của nền văn minh Âu Châu, mà đáng lý Âu Châu phải có, để tiếp tục tư tưởng của ngài trong Thông Điệp Centesimus annus, về sự thất bại Cộng Sản Chủ Nghĩa của Liên Bang Sô Viết và Đông Âu).

Đề cập đến những thay đổi mới xảy ra trước đó của Cộng Sản Chủ Nghĩa Liên Bang Sô Viết và Đông Âu, ĐTC cho biết không có gì sai sự thật hơn là coi tôn giáo như là yếu tố làm băng hoại con người, như  chủ thuyết Mác Xít đã chủ trương và thực hành:

  – “Chúng ta có thể nói rằng kinh nghiệm của khoảng thời gian vừa mới kết thúc, xác quyết sự thật hoàn toàn sai trái : bởi lẽ tôn giáo và Giáo Hội đã tỏ ra là những yếu tố hữu hiệu để giai thoát con người khỏi một hệ thống biến con người hoàn toàn thành nô lệ” (ĐTC Gioan Phaolô II, Discorso per l’apertura dei lavori dell’Assemblea Speciale per l?Europa del Sinodo dei Vescovi, 05-06.1990).

Cộng Sản đã sụp đổ ở Liên Bang Sô Viết và Đông Âu, ĐTC Gioan Phaolô II không cho đó là cuộc chiến thắng của ngài, cũng không phải trực tiếp do công sức của Giáo Hội, bởi vì ngài nghĩ rằng:

   – Giữa nhiều yếu tố làm cho các chế độ đàn áp bị sụp đổ, “yếu tố chính” đó là do :

   * sự vi phạm các quyền làm việc “

   * và “yếu tố thứ hai” (…) là tính cách bất hiệu năng của hệ thống kinh tế”,

nhưng đó không phải chỉ là vần đề kỷ thuật, đúng hơn đó là hậu quả của việc vi phạm các quyền có sáng kiến của con người, vi phạm đến quyền tư hữu và đến quyền tự do trong lãnh vực kinh tế” ( CA, 01.05.1991, n. 24).

 

Dầu như vậy, nhưng nguyên nhân đích thực

   – chính là tình trạng trống rổng thiêng liêng do vô thần chủ nghĩa tạo nên. Chủ thuyết đó đã làm cho bao thế hệ trẻ thiếu đinh hướng và trong không ít trường hợp, trong việc con người tìm kiếm, ước vọng  không thể nào loại trừ được, đó là tìm tòi chính căn tinh của mình và ý nghĩa của cuộc sống, Chủ thuyết vừa kể đã thúc đẩy các thể hệ trẻ khám phá ra các căn cội tôn giáo của văn hoá Quốc Gia họ và tìm ra được chính con người Chúa Kitô, như là câu trả lời nền tảng thoả đáng cho lòng hưóng thiện, ước muốn chân lý và đời sống trong tâm hồn của mỗi con người” (CA, n. 24).

Sự kiện là

   – “Trong công cuộc hoán chuyển đó, một sự cộng tác quan trọng, hay đúng hơn là quyết định, Giáo Hôi đã dấn thân cung cấp vào công cuộc đóng góp quan trọng để bênh vực và thăng tiến con người: trong những bối cảnh nặng trỉu ý thức hệ, trong đó trạng thái đứng về một phía làm lu mờ đi ý thức được phẩm giá chung của con người, Giáo Hội đã xác nhận một cách đơn sơ và đầy nghị lực rằng mỗi con người (…) mang nơi mình hình ảnh Thiên Chúa và bởi đó mỗi con người đáng phải được kính trọng. Xác tín đó thường đại đa số dân chúng nhận biết, và đó là điều khiến cho họ cùng  tìm ra những hình thức tranh đấu và những giải pháp chính trị tôn trọng hơn phẩm giá con người” (CA, n. 22). 

Nguyễn Học Tập

 

Bình luận về bài viết này

Filed under Uncategorized

Bình luận về bài viết này